Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Đường khởi nghiệp trắc trở của chàng trai 24 tuổi

Làm quen với kinh doanh khi mới bước chân vào đại học và nhiều lần thất bại, nhưng Đông Nguyên không nhụt chí, tiếp tục ấp ủ kế hoạch sản xuất và kinh doanh cà phê sạch. suc khoe doi song      



Tôi năm nay 24 tuổi, đang sống tại Hà Nội. Sinh ra trong gia đình nhà nông có ba anh chị em. Nhà tôi không giàu có nhưng cũng đủ ăn và các anh em đều được học hành. Tôi là con út, anh chị thì làm cơ quan nhà nước thu nhập khoảng 10 triệu một tháng. Bố mẹ cũng muốn tôi xin vào làm tại một công ty hay cơ quan nào đó để ổn định cuộc sống.

Tuy nhiên, tôi thích kinh doanh và luôn mong muốn kiếm được nhiều tiền trước khi bố mẹ bước qua tuổi 55 (năm nay bố tôi 53 và mẹ tôi 52), để có thể dành tặng những món quà, những chuyến du lịch, món ăn ngon trước khi họ quá già để có thể tận hưởng.


Anh Đông Nguyên đã phải trải qua nhiều trắc trở trong kinh doanh nhưng vẫn không nản chí.


Tôi bắt đầu làm quen với buôn bán từ khá sớm. Thương vụ đầu tiên là bán sách khi vừa học đại học tại Hà Nội được một tháng. Tôi học Quản trị kinh doanh - một khoa phụ mới thành lập của trường. Một số sách giáo trình thư viện không có và các hiệu sách quanh trường không bán, trong khi hầu hết các bạn sinh viên mới từ các tỉnh lên Hà Nội học nên chẳng biết mua ở đâu. Thế là tôi quyết định đi tìm mua sách và bán lại cho các bạn trong trường để hưởng tiền lời. Với việc kinh doanh này, tôi cũng thu được một số tiền đáng kể để tự trang trải sinh hoạt.

Qua năm học thứ hai, là thời điểm phong trào ủng hộ biển đảo "đang nóng" nên tôi nảy ra ý định sản xuất những chiếc áo thun, phía trước là dòng chữ "Tôi yêu Việt Nam", phía sau là hình bản đồ Việt Nam được thiết kế theo kiểu những trái tim xếp lại. Tôi cùng 5 bạn khác góp mỗi người hai triệu đồng và đặt gia công 200 chiếc. Khi bán được khoảng một phần ba số áo, nhóm chúng tôi xảy ra mâu thuẫn trong chuyện tiền bạc và tan rã. Mỗi người mang về nhà lượng áo tồn kho.

Sau lần kinh doanh đó, tôi biết được giá sản xuất một chiếc áo thun tại xưởng chỉ rẻ bằng một nửa so với mức giá tại các công ty nhận làm áo đồng phục. Tôi đến xưởng may lấy mẫu vải, tìm hiểu thêm một chút kiến thức về vải và bắt đầu kinh doanh áo đồng phục tại trường đại học.

Tôi tự học thiết kế để tiết kiệm chi phí, đồng thời đưa ra những dịch vụ tốt hơn. Tôi chủ động gặp bí thư và lớp trưởng các lớp để giới thiệu, đồng thời quảng cáo dịch vụ trên các mạng xã hội. Ban đầu, công việc khá thuận lợi, tôi có khách hàng là các lớp trong trường và ngoài trường, một số trung tâm tiếng Anh, câu lạc bộ,... Sau đó, tôi bắt đầu có đơn đặt hàng từ doanh nghiệp do được giới thiệu. Tuy nhiên, khi bắt đầu làm việc với doanh nghiệp cũng là lúc tôi đã bị thất bại thảm hại vì non kinh nghiệm.

Đợt đó, đơn hàng mà doanh nghiệp đặt tôi khá lớn (mấy trăm chiếc) và lại vào dịp cuối năm nên xưởng may giao hàng chậm hơn một tháng so với hợp đồng. Tệ hơn, khi tôi nhận hàng và giao cho đối tác thì áo dài tay của công nhân mặc vào đều bị chật nách, tay ngắn nên tôi bị họ trả toàn bộ hàng. Tôi phải trả lại tiền đặt cọc cho doanh nghiệp trong khi đã lỡ thanh toán hết với xưởng may và họ cũng chối bỏ trách nhiệm.

Sau thương vụ thất bại này, tôi mất mấy chục triệu đồng. Khi đó, điểm tổng kết học kỳ của tôi cũng không tốt nên gia đình tỏ ý không bằng lòng. Tôi quyết định dừng lại và tập trung cho việc học hơn vì cũng không muốn sau này phải ra trường muộn. Kỳ sau đó, do có sự chú tâm nên tôi nhận được học bổng của trường (kết quả loại giỏi) khiến bố mẹ rất vui.

Hai tháng trước khi nhận tấm bằng tốt nghiệp (năm 2013), tôi đã đi làm nhân viên kinh doanh tại một công ty nhỏ với mức lương 3 triệu đồng. Vài tháng sau, tôi bắt đầu có khách hàng của riêng mình và thu nhập khá hơn, khoảng 5-6 triệu một tháng (có tháng tôi thu nhập hơn 10 triệu). Sau đó thấy không phù hợp nữa nên tôi xin nghỉ việc và chuyển sang làm đại lý phân phối mỹ phẩm của một công ty miền Bắc với các chính sách ưu đãi.

Giá bán của sản phẩm khá cao, trung bình từ 1,5 đến 2 triệu đồng nên lượng hàng bán được không nhiều và có những tháng bị chững lại. Tôi bàn với một đồng nghiệp khác là thay đổi cách tiếp thị bằng việc đầu tư cho các buổi hội thảo chuyên đề để giới thiệu và phân loại khách hàng mới.

Đề xuất này của tôi không được giải quyết. Và rồi doanh số bán hàng của tôi mấy tháng liên tục ở mức rất thấp, không đủ số lượng. Bố mẹ thấy vậy bắt đầu lại lo lắng và muốn bỏ tiền ra xin cho tôi làm nhân viên tại công ty hay cơ quan nào đó nhưng tôi không đồng ý vì muốn mình tự lập. Thế là tôi với bố mẹ bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn vì không tìm được tiếng nói chung.

Gần đây, tôi thấy bế tắc khi việc kinh doanh không thuận lợi. Tôi có cảm giác mình đã chọn sai con đường. Và rồi, trong đầu tôi lại xuất hiện ý tưởng khởi nghiệp mới, đó là sản xuất và phân phối cà phê sạch - hoàn toàn không chứa hóa chất hay bột bắp, bột đậu vì nhu cầu sử dụng cà phê ở Việt Nam đang tăng nhanh.

Tôi định bắt đầu bằng việc sản xuất và phân phối cà phê túi lọc. Đây không phải là sản phẩm mới nhưng hiện vẫn chưa phổ biến tại Việt Nam. Theo khảo sát của tôi thì hiện tại các sản phẩm này bán trên thị trường không được tốt lắm. Tôi cho rằng vấn đề là do cách tiếp cận và sản phẩm chưa có những cải tiến cần thiết. Tôi tin là mình có thể khắc phục được những hạn chế này nhưng vấn đề lớn của tôi đang gặp phải đó là khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư (chắc chắn sẽ cần số vốn hàng trăm triệu đồng).

Về phía gia đình, mọi người phản đối tôi gay gắt vì sau bao nhiêu chuyện xảy ra, họ cho rằng tôi không có năng lực, ảo tưởng về khả năng, không chịu nhìn nhận vấn đề, không kiên trì trong công việc. Hằng ngày tôi nghe những lời chỉ trích này khiến bản thân thấy mệt mỏi. Cộng thêm những thất bại trước đó càng làm tôi cảm thấy mất niềm tin và trở nên hoài nghi chính mình khi tự dằn vặt bằng các câu hỏi: "Liệu tôi có đúng như vậy không, liệu có làm sai hay không?"

Đang cảm thấy bế tắc trong công việc, người yêu tôi lại bất ngờ nói chia tay vì cho rằng không hợp. Điều đó khiến tôi "sốc nặng". Tôi cố gắng níu giữ vì nghĩ chuyện tình cảm đôi khi nảy sinh mâu thuẫn là điều không tránh khỏi cho dù là đang yêu hay đã cưới. Điều quan trọng là cả hai cùng phải biết vứt bỏ đi cái tôi của bản thân, nhưng mọi chuyện chẳng thay đổi được điều gì. Bạn gái tôi vẫn nhất quyết chia tay.

Tôi rơi vào trạng thái stress cả tuần liền vì cảm giác không còn ai bên cạnh mình nữa, thấy như mọi thứ đang quay lưng với mình. Hằng ngày, đầu óc tôi luôn trong tâm thế đau và căng thẳng, nhiều lúc chẳng muốn ăn uống gì.

Tuy nhiên, rồi tôi cũng tự an ủi bản thân và bắt mình phải mạnh mẽ, tự đứng dậy. Bây giờ, tôi đang dành hết thời gian cho kế hoạch kinh doanh cà phê sắp tới. Thời gian rảnh, tôi chơi thể thao và học thêm một số thứ mình thích để cân bằng cuộc sống.

Tôi biết, kế hoạch kinh doanh cà phê này của tôi rồi cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tôi hy vọng, với những hoài bão, khát vọng và sự năng động của một người trẻ như tôi, rồi mọi sóng gió cũng sẽ trôi qua, và thành công nhất định đến.

Chưa thể trình phương án tăng lương trước 3/2016

Khẳng định rất mong muốn tăng lương, song do chưa cân đối được ngân sách, Chính phủ đề xuất hoãn trình phương án ra Quốc hội đến kỳ họp đầu năm sau.


Chủ trương nêu trên được lãnh đạo Chính phủ thống nhất trong phiên họp thường kỳ tháng 10, diễn ra hôm nay. Sau khi dành phần lớn thời lượng để thảo luận về thu-chi, cơ quan điều hành cho biết chưa thể cân đối được nguồn để tăng lương cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách trong năm 2016. Tin nhanh        

Do vậy, Chính phủ chưa đề xuất việc tăng lương ở kỳ họp này của Quốc hội, mà sẽ báo cáo cụ thể vào kỳ họp tháng 3 năm sau. Từ nay đến đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Tài chính rà soát, tính toán để có thể xây dựng được phương án tăng lương cho năm sau.


Chính phủ quyết định hoãn trình kế hoạch tăng lương đến đầu năm sau. Ảnh: VGP


Trước đó trong năm 2015, cũng do tình hình ngân sách khó khăn, cơ quan điều hành cũng quyết định không tăng lương đại trà mà chỉ ưu tiên cho 3 đối tượng là người có công, người về hưu, cán bộ công nhân viên chức hưởng lương từ ngân sách có hệ số từ 2,34 trở xuống (tương đương lương tháng dưới 3 triệu đồng). Mức tăng được quyết định khi đó là khoảng 8% lương tối thiểu (1,15 triệu đồng), tương đương khoảng 90.000 đồng một tháng.

Ngoài mức lương dành cho các đối tượng thụ hưởng từ ngân sách, Chính phủ cũng đang xem xét phương án tăng lương tối thiểu vùng (dành cho khu vực doanh nghiệp) cho năm 2016. Phương án cuối cùng được Hội đồng Tiền lương quốc gia trình hồi đầu tháng 9 là 3,5 triệu đồng (mức cao nhất) một tháng.

Cũng trong phiên họp thường kỳ hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ sẽ có các giải pháp để bù đủ khoản hụt thu khoảng 31.000 tỷ đồng của ngân sách trung ương 2015. Theo người đứng đầu Chính phủ, nguyên nhân dẫn đến hụt thu là giá dầu giảm, cũng như giảm điều tiết (giảm các khoản thu thuế) và ngân sách. suc khoe doi song     


Trả lời tại cuộc họp báo sau đó về những biện pháp cụ thể để bù đắp khoản hụt thu nêu trên, Thứ trưởng Tài chính - Vũ Thị Mai cho biết cơ quan điều hành đã xin phép Quốc hội dùng khoảng 10.000 tỷ đồng nguồn thu bán cổ phần tại các doanh nghiệp Nhà nước. Bên cạnh đó, ngành tài chính cũng sẽ nỗ lực để truy thu cao nhất các khoản nợ đọng thuế, hiện được ước tính ở mức 34.000 tỷ đồng.

Trong số các khoản nợ cụ thể được nhắc tới, Thứ trưởng Vũ Thị Mai có lưu ý tới việc đôn đốc, truy thu 408 tỷ đồng nợ thuế của Công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Ngoài ra, đại diện Bộ Tài chính cũng nhắc tới một số nguồn lực khác như khoảng 605 tỷ đồng tiết kiệm từ chi thường xuyên, khoảng 3.500 tỷ đồng ngân sách dự phòng chưa được sử dụng.

Trước đó, số liệu của Bộ Tài chính cho thấy tổng dự toán thu ngân sách 2015 là 911.000 tỷ đồng và thu thực tế đã vượt 16.400 tỷ. Tuy nhiên, phần vượt nằm ở ngân sách địa phương (vượt 47.000 tỷ) trong khi phần ở Trung ương lại hụt hơn 31.000 tỷ, chủ yếu do tác động của giá dầu thô.

Kinh doanh, lắp ráp xe tải lãi lớn?

Nhu cầu xe tải phục vụ vận chuyển hàng hóa tăng mạnh khiến các công ty hoạt động trong lĩnh vực này có doanh thu và lợi nhuận tăng đột biến. suc khoe doi song  



Báo cáo của Công ty Đầu tư dịch vụ ôtô Hoàng Huy (Mã CK: HHS) cho biết, doanh thu quý III tăng 42% lên 751 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 81 tỷ đồng, tăng 110% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm doanh thu của công ty xấp xỉ 2.800 tỷ đồng, tăng gần 230% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 417 tỷ đồng, tăng 521%. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu là 4.533 đồng.

Theo ban lãnh đạo Hoàng Huy, sở dĩ doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh là do chiến lược lựa chọn những dòng xe phù hợp với nhu cầu thị trường, đặc biệt là các dòng xe trọng tải lớn. Đồng thời công ty đã tối ưu hóa mọi chi phí, kiểm soát thanh toán nên không chịu thiệt hại biến động tỷ giá thời gian qua.


Doanh thu và lợi nhuận của 3 doanh nghiệp niêm yết chuyên kinh doanh xe tải


Hoàng Huy là doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh, sửa chữa các dòng xe tải từ Trung Quốc. Năm 2011, công ty này đã ký hợp tác với Tập đoàn Dongfeng và là tổng đại lý cung cấp các loại xe ôtô DongFeng tại thị trường Việt Nam.

Có mức tăng trưởng không kém là Công ty kỹ thuật và ôtô Trường Long (Mã CK: HTL) với doanh thu quý III đạt 472 tỷ đồng, tăng 130%. Lợi nhuận sau thuế đạt 39,7 tỷ đồng, tăng 228% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm Trường Long đạt doanh thu 1.260 tỷ đồng, tăng 191%. Lợi nhuận sau thuế 102 tỷ đồng, tăng tới 345%. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu 12.476 đồng.

Giải trình về lợi nhuận tăng đột biến, công ty cho biết chủ yếu do nhu cầu xe tải và xe chuyên dụng tiếp tục tăng mạnh. Trường Long là doanh nghiệp được thành lập từ 1998 chuyên kinh doanh và lắp ráp các loại xe tải Hino, xe chuyên dụng, xe đầu kéo…

Tương tự, Công ty ôtô TMT (Mã CK: TMT) doanh thu 9 tháng đạt 2.799 tỷ đồng, tăng 253% so với cùng kỳ 2014. Lợi nhuận sau thuế 185 tỷ đồng, tăng 422% so với cùng kỳ. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu đạt 6.074 đồng. Như vậy, TMT đã vượt 23% kế hoạch lợi nhuận cho cả năm 2015 sau 9 tháng.

TMT cũng là một doanh nghiệp kinh doanh xe tải là chủ yếu. Năm 2004, công ty đưa vào hoạt động nhà máy ôtô Cửu Long lắp ráp các xe tải hạng trung và nhẹ, tổng vốn đầu tư 350 tỷ đồng. Các sản phẩm chủ yếu gồm: xe ben, xe đầu kéo, xe thùng, xe rơ mooc chở hàng,…

Theo Tổng cục hải quan, trong 9 tháng đầu năm Việt Nam nhập khẩu 18.610 xe ôtô, trị giá 2,1 tỷ USD, tăng 114% so với cùng kỳ. Thị trường nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan và Ấn Độ...

Về việc nhập khẩu xe tải tăng mạnh, ông Trần Thanh Hải, Cục phó Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng là do sản xuất kinh doanh đang tốt lên, hệ thống giao thông đã được nâng cấp, lưu thông hàng hóa nhiều, nhu cầu của người dân lớn nên không có gì đáng lo ngại.

Mới đây, Bộ Tài Chính có ban hành dự thảo Thông tư sửa đổi thuế nhập khẩu ưu đãi đối với ôtô tải, linh kiện, phụ tùng ôtô tải. Theo đó, thuế suất nhập khẩu nhiều ôtô tải xe tăng mạnh: xe ôtô dưới 5 tấn tăng 70%, xe trên 45 tấn tăng 25%... Theo đánh giá, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh xe tải sẽ bị ảnh hưởng nếu như đề xuất tăng thuế này được thông qua và có hiệu lực từ đầu năm 2016.  Tin nhanh           
Về dài hạn, ngành ôtô được đánh giá rất triển vọng, một mặt kinh tế phát triển nhu cầu xe ôtô tăng nhanh, mặt khác thuế nhập khẩu sẽ giảm đáng kể khi Việt Nam đã và đang tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do.

Công ty chứng khoán BIDV (BSC) nhận định ngành phân phối ôtô được hưởng lợi lớn từ việc Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Theo đó, kim ngạch nhập khẩu ôtô từ Nhật và Mỹ chiếm khoảng 13% tổng kim ngạch nhập khẩu ôtô của Việt Nam. Năm 2014, lượng xe ôtô nhập khẩu từ 2 thị trường này có tốc độ tăng trưởng mạnh lần lượt là 140% từ Mỹ và 90% từ Nhật.

Ông Nguyễn Văn Thanh trở lại giữ chức: Phó tổng Thanh tra Chính phủ

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký quyết định điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Thanh, Phó bí thư Lạng Sơn giữ chức Phó tổng Thanh tra Chính phủ.

Ông Nguyễn Văn Thanh sinh năm 1961, quê Phú Thọ, có học vị tiến sĩ Luật. Từ năm 2008 đến năm 2010, ông Thanh là Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn; từ tháng 10/2010 đến tháng 3/2014 là Phó tổng thanh tra Chính phủ.
Tin nhanh        
Sau đó, ông Thanh lại được luân chuyển làm Phó bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn.

Hải quân Mỹ - Trung nhất trí để tránh xung đột


Lãnh đạo hải quân hai nước Mỹ - Trung hôm qua tổ chức hội đàm cấp cao và nhất trí duy trì đối thoại cũng như tuân theo các quy ước nhằm tránh xung đột trên biển.

 

 

Tàu khu trục tên lửa USS Lassen được Mỹ triển khai tuần tra ở Trường Sa nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại đây. Ảnh: Reuters


Reuters dẫn lời một quan chức hải quân Mỹ cho hay đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng hải quân Mỹ, và người đồng cấp Trung Quốc, đô đốc Ngô Thắng Lợi, đồng ý rằng cần phải tiếp tục áp dụng các quy ước được thiết lập theo Bộ luật về những đụng độ bất ngờ trên biển (CUES). Hai bên đang hoạt động rất gần nhau và hiểu lầm cũng như bất kỳ sự khiêu khích nào có thể xảy ra.

Cuộc họp thông qua video trực tuyến được tổ chức nhằm xoa dịu căng thẳng sau khi Bắc Kinh giận dữ trước việc Washington điều tàu khu trục tên lửa đi vào phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. suc khoe gia dinh      

Một phát ngôn viên hải quân Mỹ nhấn mạnh quan điểm của Washington là những hoạt động tự do hàng hải của nước này nhằm "bảo vệ các quyền, tự do và việc sử dụng hợp pháp những vùng biển và không phận của tất cả các quốc gia theo luật pháp quốc tế".
 




Đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng hải quân Mỹ, và người đồng cấp Trung Quốc, đô đốc Ngô Thắng Lợi. Ảnh: Navy Times, Wikipedia


Sau cuộc họp, những chuyến thăm cảng của các tàu Mỹ và Trung Quốc, cũng như chuyến thăm của các quan chức cấp cao hải quân Mỹ đến Trung Quốc vẫn diễn ra theo kế hoạch.

"Không có kế hoạch nào bị hủy bỏ", quan chức trên cho biết.

Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ (PACOM), đô đốc Harry Harris, sẽ đến Bắc Kinh đầu tuần sau. Trong ba ngày lưu lại đây, ông Harris sẽ gặp gỡ các lãnh đạo quân đội và thăm các căn cứ quân sự của Trung Quốc. Tin nhanh         

"Cuộc đối thoại quân sự được duy trì giữa Mỹ và Trung Quốc là nhằm tối đa hóa hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm, đồng thời xử lý và kiểm soát các bất đồng một cách thẳng thắn", PACOM cho biết.

Hiện Trung Quốc chưa đưa ra bình luận gì về cuộc gặp kéo dài hơn một giờ. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc trước đó cảnh báo rằng Bắc Kinh sẽ thể hiện quan điểm cứng rắn về việc tàu Mỹ đi vào vùng nước ở Biển Đông mà "không xin phép".

Bà mẹ 72 tuổi rời luỹ tre làng để tìm chân lý con đồng tính

Ở tuổi 72, lần đầu tiên bà Thi (Sóc Sơn, Hà Nội) học cách dùng Internet, tham dự hội thảo, gặp người nước ngoài... tất cả để hiểu về con trai đồng tính.

Đa số các bậc cha mẹ khi biết con đồng tính, chuyển giới đã phản ứng dữ dội. Người quát mắng, dùng các biện pháp bạo lực, không ít bậc cha mẹ còn cho con đi bệnh viện tâm thần, mời thầy cúng hóa giải... Trái lại, trong cộng đồng LGBT (người đồng tính, song tính, chuyển giới) ở Việt Nam, có một bà mẹ đã ở tuổi "thất thập cổ lai hy", góa chồng từ sớm, chưa từng ra khỏi lũy tre làng... nhưng khi nghe con nói mình là đồng tính, bà đã cất công đi tìm hiểu về "cái đồng tính" này. Người mẹ ấy là bà Lê Thị Thi (72 tuổi) và người con trai may mắn là anh Lê Xuân Tư (31 tuổi), ở Sóc Sơn (Hà Nội).

Bà Thi sinh được 6 người con nhưng chỉ 4 người còn sống. Năm bà sinh con út là anh Lê Xuân Tư thì người chồng cũng qua đời vì bệnh tật. Từ đó, bà ở vậy nuôi bốn con khôn lớn.

"Tôi chỉ mong các con yên bề gia thất là sẽ được thanh thản tuổi già. Thế nhưng hai người con trai và một con gái đã sinh con, đẻ cái, cuộc sống ổn định mà thằng Tư ngấp nghé 30 tuổi vẫn chưa có ý định cưới vợ", bà bộc bạch. suc khoe gia dinh     
 

nhiều lần giục lấy vợ, Tư chỉ ậm ừ cho qua, hoặc nói còn trẻ, đang muốn làm việc, học hỏi. Khoảng năm 2012, một lần người anh cả nói với mẹ: "Em Tư sẽ không lấy vợ đâu. Em ấy là đồng tính", nhưng bà Thi chưa từng nghe đến từ đồng tính, nên không để ý chuyện này.

"Sau đó không lâu, Tư đi công tác về, nói với tôi nó là đồng tính và sẽ không lấy vợ. Tôi vội hỏi con đồng tính là bệnh gì, có nguy hiểm không và động viên con đừng lo lắng, các anh chị sẽ chạy chữa đến khi con khỏi bệnh. Nhưng thằng Tư nó nói luôn rằng đồng tính không phải là bệnh. Nó chỉ có cảm giác với con trai, yêu con trai mà không yêu con gái", bà Thi kể lại.

Đành phải chấp nhận con trai nhưng bà và các thành viên trong gia đình không thể thoải mái được trước xu hướng tính dục của Tư. Tất cả đều khuyên Tư lấy vợ, sinh con như đa số người khác.

Về phần anh Lê Xuân Tư, từng học Đại học điện lực, hiện công tác ở một nhà máy thủy điện chia sẻ, anh chỉ biết mình là người đồng tính cách đây khoảng 5 năm. "Thời cấp 2, cấp 3 tôi có những tình cảm nhớ nhung với một vài bạn nam, nhưng tôi chỉ nghĩ vì mình chơi thân và quý người ấy hơn các bạn khác, chứ không biết là tình yêu", anh nhớ lại.

Mãi tới đầu năm 2012, khi LGBT trở nên phổ biến, anh Tư mới xác định đúng được về bản thân mình. Tâm sự với anh trai cả thì được anh nói đã đoán ra từ lâu. "Năm tôi học cấp 3, một lần anh đã đọc được vài trang nhật ký tôi viết và đã biết tôi thích các bạn trai", Tư kể.
 


Mẹ Thi tích cực tham gia các hoạt động ủng hộ người đồng tính, chuyển giới. Ảnh: PFLAG.


Để mẹ hiểu hơn về mình, anh Tư đã đăng ký cho bà tham gia vào hội cha mẹ có con là người đồng tính, song tính, chuyển giới (PFLAG). Mong muốn của Tư là khi sinh hoạt hội, mẹ sẽ được nghe câu chuyện của các bậc cha mẹ khác có con là LGBT và biết được mẹ không đơn độc.

Anh Tư cũng cho biết, từ ngày mẹ tham gia hội, anh được mẹ hiểu và càng thương nhiều hơn. Bà không còn nhắc đến chuyện cưới vợ của anh nữa. "Giáp Tết năm 2013, tôi chở mẹ đi chợ thì gặp một người bạn từ thời cấp 3 của tôi. Cô ấy hỏi 'Thế Tư bao giờ lấy vợ để về đỡ đần cho mẹ'. Mẹ tôi mới cười nói: 'Nó không lấy vợ mà là lấy chồng'", anh Tư kể. Lúc này Tư rất vui vì mẹ đã hiểu anh ở một mức nào đó.

Cũng theo Tư, người mẹ từng cả đời gắn với ruộng đồng, chưa từng ra khỏi lũy tre làng của anh lại không hề ngại ngùng khi tham gia các hội thảo. Bà từng đóng vai một người mẹ có con gái là đồng tính nữ, và lúc diễn kịch mẹ đã khóc khi phải dẫn con đến các chuyên gia tâm lý "chữa bệnh đồng tính". Vở kịch đã được đánh giá cao vì hóa thân chân thực của mẹ.

"Nhớ có một lần mẹ tham gia hội thảo trên tầng 19, lúc xuống để đi Vũng Tàu thì mẹ vẫn giữ thói quen cũ không đi dép. Anh giám đốc của ICS (tổ chức đại diện cho tiếng nói của người đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam) phải chạy lên lấy cho mẹ", anh Tư cười rạng rỡ mỗi khi kể về mẹ mình.

Anh Huỳnh Minh Thảo, giám đốc của Trung tâm ICS cho biết rất ấn tượng về bà Thi. "Hiếm có người mẹ như thế này, yêu thương con rất đặc biệt. Khi biết con đồng tính, cái mẹ lo đầu tiên không phải là chạy chữa cho con, mà là lo hàng xóm sẽ dị nghị, nói này nói kia làm cho con buồn. Những ngày đầu tham gia hội, mỗi lần phát biểu, mẹ đều đứng lên 'Dạ em xin thưa với các bác...', đúng cách nói quen thuộc của một bà mẹ quê miền Bắc, làm cả phòng bật cười", anh Thảo chia sẻ.

Gần ba năm nay, bà Thi vẫn đều đặn tham gia các hoạt động, giữ liên lạc với hội PFLAG và vẫn giữ cái cách giao tiếp rất chân chất, ấm áp của mình với mọi người. Bà mong muốn được góp một phần sức của mình để mở một tương lai tươi sáng hơn cho con mình và những đứa con khác của cộng đồng LGBT.‪

Trải nghiệm trận đua xe như "xé toạc" màng nhĩ ở Malaysia

Tiếng môtô trên đường đua chói tới mức như xé toạc màng nhĩ, nhưng cũng làm tăng sự phấn khích cho hàng trăm nghìn khách đến xem.

Tôi sang Malaysia vào đúng dịp đất nước này tổ chức một giải đua tầm cỡ quốc tế mang tên Shell Malaysia Motocycle Grand Prix 2015, thu hút hàng nghìn người trên thế giới. Do không phải một người yêu thích đua xe, tôi tự xem mình là kẻ ngoại đạo khi cầm trên tay tấm vé bước vào trường đua Sanang trong không khí náo nhiệt. Tin nhanh       

Gần hai tiếng di chuyển từ trung tâm Kuala Lumpur đến Sanang, trên đường là những đoàn môtô lũ lượt kéo về dưới sự hộ tống của cảnh sát. Mấy chục tay đua trong sắc áo khác nhau hồ hởi về nơi mà họ gọi là "Ngày hội của dân môtô".

Trường đua đông nghẹt người, mùi khói khét lẹt bị ảnh hưởng bởi nạn cháy rừng lan từ Indonesia cùng với cái nắng gay gắt dường như chưa là gì so với không khí hừng hực ở đây. Tiếng nhạc xập xình khắp nơi, những cô gái mặc đồ đẹp đứng chụp hình với khách tham quan, nhiều người mê xe mặc trên mình chiếc áo cổ vũ...
 


Trường đua Sanang giờ đua thử.


Tiến vào khu vực khán đài sau khi soát vé, tôi phóng tầm mắt lên đường đua và bất ngờ bởi tiếng ồn của động cơ môtô. Giờ tôi mới hiểu sự khác biệt giữa xem đua qua màn ảnh với đứng ngay trên sân một trời một vực ra sao. Đây chỉ mới là tập thử, vì phải đến 15h chiều, các tay đua mới bắt đầu vào cuộc đua thực sự.

Có những chiếc xe đang đua nửa chừng thì va chạm và mất lái nên té ngã, thậm chí bốc cháy. Thông thường họ đều đã học cách ngã sao cho bản thân ít bị chấn thương nhất.

Cuối cùng thì giờ thi đấu cũng đến. Khán đài đông nghẹt người, họ áo cổ vũ cho tay đua yêu thích, liên tục lia điện thoại và hò hét tên người thi đấu. Tôi đứng trên khán đài gần vạch xuất phát và bắt đầu hoà với đám đông.

Trọng tài giơ cờ báo hiệu, các tay đua nhanh chóng rú ga và phóng như tên bắn. Tôi chỉ kịp nghe tiếng động cơ vút ngang qua, dập âm thanh vào màng nhĩ. Đó có lẽ là tiếng động ồn nhất tôi từng nghe, đến mức tôi nổi da gà khi đoàn xe lướt qua trước mặt.
 


Khán đài gần như không còn chỗ trống.


Mọi người bắt đầu hò hét, gọi tên tay đua mình yêu thích. Riêng tôi vì không phải người hâm mô, nên cứ thế quan sát họ thi đấu và sau cùng chọn cổ vũ cho anh chàng mặc áo xanh dương. Nhất cử nhất động của anh chàng lúc bấy giờ tôi đều cố không bỏ lỡ và trở nên phấn khích mỗi khi "thần tượng" vượt mặt người khác. suc khoe gia dinh  

Sau gần chục vòng chạy, các tay đua cũng cán vạch đích. Tiếng hoan hô như vỡ oà trên sân Sanang rộng lớn. Tay đua màu xanh dương của tôi chỉ về thứ ba, nhưng bù lại anh đã có một màn trình diễn ngoạn mục. Riêng tôi cảm thấy thật thoả mãn với lần đầu xem đua xe môtô trực tiếp, nó mang đến cảm giác mạnh và gần gũi với nhiều người trên sân.

Buổi lễ trao giải kết thúc, tôi di chuyển ra ngoài cổng cùng với đoàn người, thi thoảng ngoái nhìn lại phía sau. Tôi đã có một trải nghiệm tuyệt vời trên đường đua tại Malaysia, một điều mà ban đầu tôi không hề nghĩ nó sẽ thú vị đến vậy.

Đức - Trung Quốc ngoại giao theo kiểu gấu trúc

Một cặp gấu trúc sẽ được chuyển cho vườn thú Berlin sau chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Đức Angela Merkel. suc khoe doi song  

Bà Merkel vừa có chuyến thăm Trung Quốc hai ngày và ký kết nhiều hợp đồng kinh doanh, tài chính.

Sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Lý Khắc Cường hôm qua, bà cho hay hai chính phủ đã bắt đầu trao đổi về việc chuyển giao hai con gấu trúc có nguồn gốc ở nam Trung Quốc.

"Đây là một phần đặc biệt của Trung Quốc mà nhiều người ở Đức sẽ rất thích thú", Bloomberg dẫn lời bà nói.

Trung Quốc đã áp dụng chính sách ngoại giao gấu trúc suốt nhiều thập kỷ qua, trong đó nổi bật nhất là hai con gấu trúc làm quà tặng cho Vườn thú Quốc gia Washington sau chuyến thăm bước ngoặt của Tổng thống Richard Nixon đến Bắc Kinh năm 1972.

"Gấu trúc là một phần của chủ quyền Trung Quốc", ông Lý nói. "Chúng sẽ được trưng bày ở một nơi rộng rãi tại Zoologischer Garten của Berlin và sinh sống tại đó".

 

Thủ tướng Đức Angela Merkel và người đồng cấp của Trung Quốc Lý Khắc Cường tại cuộc gặp hôm qua. Ảnh: AP suc khoe          


Theo một quan chức Đức, Trung Quốc sẽ không bán hai con gấu trúc trên mà thay vào đó là cho vườn thú Berlin thuê.

Vườn thú Berlin từng thu hút sự chú ý của thế giới vào năm 2006 khi con gấu bắc cực mồ côi có tên Knut được con người chăm sóc và sống sót qua thời kỳ sơ sinh.

Con gấu trúc gần đây nhất của Berlin, Bao Bao, được lãnh đạo Trung Quốc Hoa Quốc Phong gửi tặng làm quà cho thủ tướng của Tây Đức Helmut Schmidt năm 1980. Bao Bao đã qua đời năm 2012.

'Đừng để sếp ngân hàng 0 đồng vừa làm vừa run'

Một không gian rủi ro nhất định để người điều hành tự tin quyết định cho vay thay vì phải nơm nớp lo sợ sẽ là cơ hội để các ngân hàng 0 đồng sớm gượng dậy.

Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia - Trương Văn Phước vừa có cuộc trao đổi với VnExpress xung quanh câu chuyện tái cơ cấu các nhà băng được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng. suc khoe gia dinh      

- Từng đi "biệt phái" tại Eximbank khi ngân hàng này bên bờ vực phá sản, nợ xấu có lúc lên tới 75%..., giờ ông đánh giá gì về tình hình tổn thất và khả năng vực dậy của 3 "nhà băng 0 đồng" là Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Đại Dương và Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu?

- Theo tôi biết, các khoản cho vay của 3 ngân hàng này đều có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, vấn đề lớn là chúng có tình trạng pháp lý chưa đầy đủ, dẫn đến việc họ phải trích lập dự phòng nhiều, làm cân đối thu chi trở nên khó khăn. Cũng vì lẽ đó mà hiện xuất hiện các quan điểm khác nhau về tổn thất.
 


Với kinh nghiệm xử lý Eximbank trước đây, ông Trương Văn Phước tin rằng 3 ngân hàng 0 đồng có thể cần 3-5 năm để có lãi. Ảnh: Quý Đoàn


Khi đánh giá giá trị tài sản, cổ phần của các ngân hàng 0 đồng, các bên kiểm toán độc lập và phần lớn mọi người đều nhìn nhận, cứ tài sản không có giấy tờ sở hữu hợp pháp là loại ra và coi như trị giá bằng 0. Theo tôi đây là một quan điểm không phù hợp. Tuy về mặt pháp lý nó chưa hoàn thành nhưng giá trị vật chất, giá trị tiền tệ kết tinh thì vẫn phải thừa nhận.

Năm 2000, khi chấn chỉnh Eximbank tôi cũng phải xử lý rất nhiều nợ xấu, trong đó có những tài sản của Công ty Minh Phụng không có giấy tờ hợp pháp và giá trị của nó cũng bị tính bằng 0. Tôi nghĩ nếu có sự hợp tác của các Bộ ngành trong việc xác lập lại giá trị pháp lý cho chúng thì giá trị tài sản sẽ phản ánh đúng bản chất. Vì thế tôi tin việc mất vốn và tổn thất của các ngân hàng 0 đồng không lớn như con số hiện nay ta đánh giá.

- Theo ông, đâu là khó khăn lớn nhất của các ngân hàng 0 đồng hiện nay?

- Việc đầu tiên và khẩn cấp là Ngân hàng Nhà nước và các cán bộ của những ngân hàng thương mại Nhà nước được chỉ định phải bằng mọi cách "cầm máu", ngưng lỗ để cân bằng thu chi. Sau đó đến bước xử lý nhanh nợ xấu. Dù làm những bước nào thì các ngân hàng này vẫn cần những người điều hành có tay nghề giỏi. Con người là yếu tố quyết định việc cứu các nhà băng này có thành công hay không.

Tuy nhiên, cần có một cơ chế đặc thù cho những người này để họ tự tin đưa ra quyết định tín dụng mới mà không phải nơm nớp lo sợ. Khi cho vay, không có ngân hàng nào tự tin rằng sẽ không xảy ra rủi ro và không có nợ xấu cả. Nhưng thử tưởng tượng đội bóng đang thua 3-0 ở phút thứ 70 mà các cầu thủ không dám xông lên tấn công bởi sợ thủng lưới thêm bàn nữa sẽ bị quy trách nhiệm nặng nề thì không thể nào gỡ các bàn thua.

Đó chính là vấn đề mà 15 năm trước tôi đối mặt khi chấn chỉnh Eximbank. Nếu vì an toàn cá nhân, tôi sẽ chỉ cho vay dựa trên khoản có tài sản thế chấp. Nhưng an toàn cho tôi thì làm sao ngân hàng có thể cạnh tranh để mở rộng tín dụng, bù đắp thua lỗ và gỡ các bàn thắng được? Vì vậy cần cởi bỏ tâm lý cho các cán bộ điều hành ngân hàng 0 đồng, cho họ một không gian rủi ro nhất định để họ hoạt động.

- Vậy theo ông nên cởi trói tâm lý cho các cán bộ điều hành ngân hàng 0 đồng như thế nào mà vẫn hạn chế được những rủi ro?

- Hồi đó, những người tham gia chấn chỉnh củng cố Eximbank, đặc biệt là tôi - tổng giám đốc - có một cơ chế theo dõi giám sát riêng của Ngân hàng Nhà nước. Miễn chứng minh được quyết định cấp tín dụng có cơ sở về mặt kinh tế, động cơ cho vay trong sáng là vị tổng giám đốc được cho vay mà không phải nơm nớp lo sợ. Ngày đó, tổ giám sát đặc biệt mà Ngân hàng Nhà nước cử vào theo dõi giám sát từng ngày từng giờ, họ xem từng hoạt động và từng hợp đồng tín dụng mới phát sinh của Eximbank.

- Theo ông mất bao lâu để các ngân hàng 0 đồng "vươn lên mặt đất" và có lãi?

- Thời gian cần để phục hồi lại 3 ngân hàng này theo tôi từ 3-5 năm. Tuy nhiên, đó là với điều kiện có hai nhân tố quan trọng: con người và cơ chế. Đội ngũ quản trị mới không chỉ có tay nghề mà cần còn có đạo đức và họ phải được trao một không gian rủi ro nhất định để "tấn công" gỡ bàn thua cho ngân hàng như tôi vừa nói.

Ngoài ra, về mặt cơ chế, Ngân hàng Nhà nước có thể cho họ một lãi suất tái cấp vốn thấp để họ có nguồn vốn, hỗ trợ họ quá trình hoàn thiện thủ tục hồ sơ, giấy tờ cho tài sản đảm bảo hay miễn giảm tiền thuế nhà cửa đất đai..., kể cả có thể thanh toán ngay các khoản nợ mà VAMC mua của họ.

Tại sao lại được ưu tiên như vậy? Bởi vì tôi đang chữa căn bệnh mà các tế bào trên cơ thể này chính là người dân gửi tiền. Nếu cứu được cơ thể ấy bằng các liều thuốc dù là miễn phí đi chăng nữa thì mục tiêu cuối cùng vẫn là tôi đã cứu bao nhiêu lợi ích của người gửi tiền. 

- Việc Ngân hàng Nhà nước xử lý 3 tổ chức trên bằng cách mua lại cổ phần với giá 0 đồng, vẫn tạo ra những ảnh hưởng về mặt tâm lý với cổ đông của các ngân hàng khác đang hoạt động bình thường. Họ luôn lo lắng và chất vấn lãnh đạo các ngân hàng mình đầu tư về khả năng bị mua lại tương tự như VNCB, OceanBank hay GPBank. Theo ông, làm sao để giải tỏa tâm lý này?
Doc bao 24h            
- Đương nhiên, cách làm này không nên lạm dụng bởi không chỉ ở Việt Nam, nước ngoài họ cũng lựa chọn việc mua lại một nhà băng rất dè dặt. Ko chỉ ở VN, nc ngoài họ cũng lựa chọn dè dặt. Nhưng nếu Ngân hàng Nhà nước không mua lại cổ phần của các nhà băng này thì điều gì sẽ xảy ra? Chắc chắn chỉ còn lại việc cho ngân hàng phá sản. Đó lại là giải pháp không khả thi cả về mặt pháp luật lẫn đạo lý trong giai đoạn này.

Việc các cổ đông băn khoăn lo nghĩ cũng là dễ hiểu bởi đó là tiền bạc, tài sản của họ. Nhưng tôi nghĩ với những kinh nghiệm đã có được, với quá trình tái cơ cấu hệ đang diễn ra như hiện nay, khả năng để xảy ra những sự cố như vậy vô cùng khó.