Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Kẻ giết tài xế taxi, vứt xác giữa quốc lộ bật khóc khi nhớ tới con



Đại tá Trần Văn Sơn, Trưởng phòng cảnh sát hình sự Công an Hà Tĩnh cho biết, Nguyễn Xuân Lĩnh (27 tuổi, trú xã Thạch Bình, TP Hà Tĩnh), nghi can giết tài xế taxi để cướp tiền và tài sản ở huyện Đức Thọ cách đây 5 ngày, là người ngoan cố, lạnh lùng, từng có tiền án về tội cướp tài sản.


Nghi can Lĩnh. Ảnh: Đức Hùng


Theo tài liệu của cơ quan điều tra, sau khi nhận được tin báo về việc tài xế taxi Nguyễn Anh Tuấn (37 tuổi, trú TP Vinh, Nghệ An) bị sát hại, vứt xác giữa quốc lộ 8A, đoạn qua địa bàn xã Trung Lễ và Đức Thủy (huyện Đức Thọ), cảnh sát đã tổ chức lực lượng, lập chốt chặn ở mọi ngã đường để truy tìm hung thủ.
Xem thêm  Dự báo thời tiết ngày mai                                             


Khoảng 0h20 ngày 14/1, lực lượng chức năng phát hiện một chiếc taxi thủng lốp, đậu trước nhà người dân bên quốc lộ 1A ở phường Đậu Liêu (thị xã Hồng Lĩnh) có nhiều dấu vết màu nâu nghi là máu.

Liên hệ với hãng taxi, công an huyện Đức Thọ xác định được tài xế Tuấn và chiếc xe thuộc quản lý của hãng đóng ở Nghệ An. Tuy nhiên, từ định vị cho thấy trong chuyến xe cuối cùng trước khi anh Tuấn bị sát hại, hành khách không gọi hãng để bố trí xe mà tự vẫy dọc đường.

Ba tiếng sau, tại xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc), cách địa điểm phát hiện xe taxi hơn 5 km, cảnh sát trông thấy Nguyễn Xuân Lĩnh đang đi bộ trên quốc lộ 1A với đặc điểm nhận dạng giống như mô tả của nhân chứng nên mời về trụ sở làm việc.


Chiếc taxi được Lĩnh bỏ lại trước cổng nhà dân, cách hiện trường gây án hơn 15 km. Ảnh: Đức Hùng


Ban đầu, đối chất với cơ quan công an, Lĩnh khai do bị say rượu nên đón xe khách từ nhà ra TP Vinh (Nghệ An), sau đó bắt xe ôm về Hà Tĩnh thì bị cướp nên ngã bất tỉnh. Anh ta đưa ra lập luận rằng nếu gây ra vụ cướp thì trên người lúc đó phải có tiền và tài sản trong khi bản thân không có đồng nào.

"Hắn tỏ thái độ rất lì lợm, bất cần, có biểu hiện ngáo đá. Hỏi gì cũng im lặng, không hợp tác", một điều tra viên nói với VnExpress.
Xem thêm  Anh gai xinh                                                                


Tiếp tục tìm kiếm, cảnh sát phát hiện nghi can đã vứt chiếc áo dính máu cùng 1 triệu đồng và máy tính bảng của tài xế Tuấn ở một địa điểm khác. Tuy nhiên, Lĩnh vẫn sơ hở để lộ những vết xước nghi do vật lộn và vài vệt máu nhỏ, sót lại trên chiếc quần đang mặc.

Dù được chỉ ra một số manh mối chứng tỏ là hung thủ, Lĩnh vẫn ngoan cố không chịu thừa nhận. Sau khi tiến hành tìm hiểu nhân thân, cảnh sát biết được Lĩnh có vợ và hai con nhỏ. Gia đình thông tin Lĩnh tuy bản tính lạnh lùng, côn đồ, nhưng đối với con cái thì hết mực yêu thương.

Nhận thấy phải đánh mạnh vào lòng trắc ẩn của nghi can, điều tra viên chuyển sang phương án tác động tư tưởng. Cảnh sát gợi chuyện Lĩnh nên nghĩ về gia đình, tương lai của các con. Nghe tới hai con, Lĩnh chuyển sang trạng thái ân hận, nhiều giọt nước mắt rơi trên khuôn mặt.

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

Bò Mỹ hơn nửa triệu một kg vẫn đông khách mua



Tại hầu hết các siêu thị, các cửa hàng online, các chợ lớn trên địa bàn TP HCM … thịt bò Úc, Mỹ , Nhật đều có mặt với giá đắt hơn nhiều so với thịt bò nội. Nếu bò Úc được giới thiệu là thịt nóng (nhập nguyên con về giết mổ) thì bò Mỹ là loại đông lạnh. Song so với bò Úc và bò nội địa, bò đông lạnh Mỹ dù giá cao ngất ngưỡng vẫn được nhiều người tìm mua.

Đắt hàng nhất là ba rọi bò Mỹ với giá 290.000-300.000 đồng/kg. Đây là phần thịt dưới bụng bò có những dải mỡ xen với nạc nhưng phần mỡ nhiều hơn. Loại này được nhiều người chọn mua vì mềm, phù hợp với nhiều kiểu chế biến, nhưng quan trọng nhất, đây là loại thịt có mức giá rẻ nhất trong các bộ phận của bò Mỹ nhập khẩu hiện nay. Các loại khác như thịt thăn nội giá đến trên 700.000 đồng/kg, sườn không xương 670.000 đồng/kg, nạc lưng 525.000 đồng/kg…

Phần lớn thịt bò bán lẻ trên thị trường, cả hàng nhập khẩu và nội địa trừ phần bắp bò người bán để nguyên, còn lại thường chỉ có nạc. Nhưng thịt bò Mỹ đông lạnh lại có nhiều phần không khác thịt heo, như ba rọi, sườn, nạc vai… vừa gợi sự tò mò lại tạo thêm nhiều sự chọn lựa cho bà nội trợ.





Dù là thịt đông lạnh, nhưng bò Mỹ nhập khẩu vẫn được nhiều bà nội trợ tìm mua với giá gấp đôi so với thịt trong nước. Ảnh: N.Thanh.


Anh Sơn, một đầu mối kinh doanh bò Mỹ ở quận 3, cho biết chỉ bán hàng online và quảng cáo qua bạn bè, người thân nhưng mỗi tháng anh cũng bán trên 500 kg.

Anh Sơn cho rằng, bò Mỹ là hàng đông lạnh nhưng rất dễ bán bởi ngoài yếu tố sản phẩm đa dạng, chất lượng tốt thì “mác” hàng Mỹ cũng là điều đầu tiên thuyết phục thực khách.

Theo đầu mối kinh doanh này, bò Mỹ đông lạnh đã được bán từ nhiều năm nay nhưng bán mạnh nhất mới đầu năm 2015. Anh lấy hàng qua một công ty ở quận 1, và thông tin từ đầu mối này, doanh nghiệp nhập hàng cho anh mỗi tháng tiêu thụ không dưới 20 tấn, chủ yếu cung ứng cho các nhà hàng, khách sạn, quán ăn lớn của TP HCM.

“Hiện có rất nhiều đơn vị khác cũng chào mời tôi nhập thịt bò Mỹ bán, với nhiều hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao khi TPP chính thức có hiệu lực”, Sơn cho biết.

Chị Ngọc Mai, chủ một cửa hàng thịt bò ở Thủ Đức cho biết, hiện chỉ có bò Mỹ mới có thịt ba rọi bán lẻ. Với giá bán loại rẻ nhất xấp xỉ 300.000 đồng/kg, khách hàng của chị phần lớn là mối quen và là những người có thu nhập khá. Khách bình thường vẫn chọn loại bò trong nước với giá dao động 250.000 đồng/kg.

Song theo chị Mai, khách mua bò Mỹ ngày càng tăng, vì tin bò này được giết mổ và cấp đông ngay, "sạch" hơn so với thịt nóng nhưng giết mổ không an toàn, hoặc các cửa hàng bán không hết rồi bảo quản lạnh, tẩm ướp để bán trong những ngày tiếp theo. Người bán bò đông lạnh cũng chuộng mặt hàng này vì là loại cấp đông, dễ bảo quản.

Ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, việc người tiêu dùng Việt ngày càng ưa chuộng thịt ngoại, đặc biệt bò Mỹ, là do tác động của thị trường. Bởi tất yếu khi đô thị hóa, đời sống tăng lên thì thu nhập cũng cao hơn. Người dân sẽ lựa chọn những sản phẩm ngoại ưa thích nhất, đáp ứng nhu cầu của họ. Ngoài ra, việc này còn liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm.

“Thời gian qua, trong nước có rộ lên chuyện thức ăn chăn nuôi chứa chất vàng ô, chất cấm. Do đó rất nhiều người có thu nhập cao chuyển sang lựa chọn thịt bò, trâu, thỏ, dê, cừu…. nhập khẩu. Thịt động vật ăn cỏ có hàm lượng Cholesteron thấp, tốt cho sức khỏe, song nguồn cung trong nước chưa đáp ứng. Việc chọn thịt ngoại là nhu cầu của thị trường, không thể làm khác được”, ông Chinh nói.

Theo tính toán của Cục Chăn nuôi, năm 2015, thịt bò nhập khẩu ước đạt khoảng 300 triệu USD, tăng 50 triệu so với năm 2014 (250 triệu USD), với khối lượng nhập khoảng 39.000 tấn, tăng 20-25% so với cùng kỳ.

Thịt châu Âu đổ bộ Việt NamXem thêm  Du bao thoi tiet ha noi                                                 

Chiến dịch “Truyền thống và chất lượng thịt châu Âu” do Tổ chức các nhà sản xuất và sử dụng lao động trong ngành công nghiệp thịt (UPEMI) tổ chức tại 3 thị trường mục tiêu Mỹ, Hàn Quốc và Việt Nam đã khởi động từ tháng 7/2013. Chiến dịch này kéo dài đến tháng 7/2016, UPEMI hướng tới mục tiêu chính là gia tăng lượng xuất khẩu thịt châu Âu và các sản phẩm làm từ thịt đến với thị trường mục tiêu.

Theo UPEMI, lượng thịt từ EU vào Việt Nam hiện đã tăng đáng kể. Nguồn thịt đông lạnh nhập khẩu từ EU vào Việt Nam năm 2012 mới dừng ở 10 tấn, năm 2014 đạt 711 tấn.

6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam nhập tới 971 tấn thịt heo, 8.405 tấn thịt bò từ EU. Con số này sẽ tăng mạnh vì Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đã ký kết.
Xem thêm  Anh gai dep                                                                                 

Hiện có gần 110 nhà xuất khẩu thuộc các nước EU được cấp phép nhập thịt vào Việt Nam.

Đã lười còn gian: Công nhân "siêu trộm" kiếm thêm tiền tỷ



Khi công nhân trở thành tội phạm

Cục Cảnh hình sự Bộ Công an (C45) sáng 13/1 vừa bắt giữ nhóm đối tượng, gồm Nguyễn Thị Diệu (43 tuổi), Phan Công Thịnh (28 tuổi), Trần Thị Lan (39 tuổi) cùng quê Nghệ An và Nguyễn Hoàng Đạt (45 tuổi, ngụ quận Thủ Đức, TP.HCM) để mở rộng điều tra về hành vi trộm cắp và tiêu thụ tài sản trái phép do người khác phạm tội mà có.

Vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Freetrend Industrial VN (Khu chế xuất Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM).






Hàng trăm đôi giày hiệu Nike sản xuất ở đây đã bị tuồn ra ngoài, với sự "góp sức" của rất nhiều công nhân. Thậm chí, cả một băng nhóm chuyên trộm cắp giày thành phẩm đã hình thành, mà "đầu đảng" là Diệu - một công nhân, đã chỉ đạo đàn em trộm cắp và trực tiếp đứng ra thương lượng, bán giày thó được. Chúng còn lấy trộm cả các sản phẩm để làm giày như đế, mặt da, dây, tem,... Ước tính, tổng thiệt hại theo giá thị trường lên tới vài chục tỷ đồng.
Đối tượng Nguyễn Thị Diệu (ảnh CAND)

Không chỉ vậy, băng nhóm này đã móc nối, hoạt động trải dài từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai ra tới Hà Nội, Hải Phòng,...

Theo lời khai của Nguyễn Thị Diệu, đối với các phụ kiện giày, công nhân nữ sẽ quấn "hàng" quanh bụng để bảo vệ không kiểm tra được. Đợi sau giờ ăn trưa hoặc lúc tan ca, chúng sẽ cất giấu dưới xe vận chuyển vật tư để đưa ra ngoài.

Đây không phải là lần đầu tiên công nhân Việt Nam bị "tóm" vì tội ăn trộm. Rất nhiều vụ đã diễn ra trước đây khiến các ông chủ, đặc biệt là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, không hài lòng và mất niềm vào lao động trong nước.Xem thêm  Anh gai xinh                                                                      
Bởi, trước đó, khoảng 12h ngày 19/10/2015, lợi dụng giờ nghỉ trưa, Trịnh Hồng Sơn và Trịnh Văn Khánh (cùng SN 1995) là công nhân Công ty TNHH Sam Sung Electronics Việt Nam Thái Nguyên, đã lấy hai hộp đựng 100 chiếc điện thoại Samsung trị giá hơn 1,5 tỷ đồng. Hai đối tượng này sau đó bị bắt giam và khởi tố.

Táo tợn hơn, năm 2014, những công nhân Công ty Samsung Electronic Việt Nam trụ sở tại KCN Yên Phong (Bắc Ninh) còn dựng lên cả kịch bản ăn cắp. Cũng vào giờ nghỉ trưa, chúng đã lấy cắp các bản mạch điện thoại rồi vào nhà vệ sinh cất giấu. Để qua mắt lực lượng bảo vệ và máy soi, các đối tượng đã dùng giấy vệ sinh quấn bản mạch rồi nhét dưới đế giày có mũi kim loại để khi máy từ báo thì bảo vệ không nghi ngờ.

Mỗi sản phẩm lấy được chúng bán 4,4 triệu đồng. Trong vòng hơn 1 tháng, các đối tượng đã trộm cắp 333 bản mạch, trị giá hơn 800 triệu đồng.

Cũng tại công ty này, công an huyện Yên Phong từng bắt và khởi tố 3 công nhân về hành vi trộm cắp tài sản. Với thủ đoạn tương tự, các đối tượng đã lấy cắp hơn 20 bản mạch PBA, tổng trị giá gần 100 triệu đồng.

Rồi 7 công nhân Công ty Điện tử Samsung Việt Nam tháng 4/2013 đã ăn trộm 130 chiếc điện thoại Sam Sung Galaxy S3, 255 bản mạch điện thoại PBA với tổng giá trị khoảng 2,7 tỷ đồng.

Hay, khi kiểm tra kho hàng, một công ty sản xuất điện thoại tại KCN Quang Châu (huyện Việt Yên, Bắc Giang) phát hiện bị mất cắp gần 10.000 màn hình điện thoại di động đời mới, tổng trị giá gần 3 tỷ đồng. Thủ phạm là nhóm công nhân của công ty. Nhờ nắm rõ đường đi lối lại nên thống nhất kế hoạch trộm bằng cách vô hiệu camera theo dõi trước khi đột nhập.

Một thống kê buồn, chỉ mấy tháng đầu năm 2014, riêng địa bàn KCN Yên Phong (Bắc Ninh), xảy ra gần 20 vụ trộm cắp tài sản, khiến các công ty thiệt hại 2 tỷ đồng. Thủ phạm hầu hết là công nhân.

Đó là chưa kể vụ công nhân cấu kết bảo vệ trộm cắp dây đồng vào tháng 9/2012 tại Công ty Toyo Denso Hải Dương, với 10 vụ trót lọt, trị giá trên 500 triệu đồng; 4 công nhân Công ty TNHH Daiwa (Đà Nẵng) lấy trộm cần câu cá xuất khẩu hay 7 công nhân ăn cắp 21.400 cuộn chỉ trị giá 23.000 USD của Công ty TNHH ShinWon (100% vốn Hàn Quốc),...

Vấn nạn khiến ông chủ chết khiếp Xem thêm  Du bao thoi tiet ha noi                                                    

Các vụ trên đều bị lực lượng chức năng bắt quả tang, đối tượng trộm cắp đã bị khởi tố và bắt giam, nhưng còn nhiều vụ việc công nhân Việt Nam tắt mắt, lấy trộm đồ khác mà đôi khi, có thể do nhỏ lẻ, giá trị hàng bị mất thấp,... hoặc vì lý do tế nhị nào đó mà các công ty xử lý trong lặng lẽ hoặc chỉ người trong cuộc mới biết.

Trong một bài viết đăng trên trang cá nhân, GS - nhà giáo Văn Như Cương cho rằng, tất cả những thói hư, tật xấu đều bắt nguồn từ "bệnh lười" mà nên. Chính từ căn bệnh lười biếng mà sinh ra những thói xấu khác như ăn cắp vặt. Coi ăn cắp như một cách đề bù đắp lại đồng lương, tăng thêm thu nhập.

Các cụ từ xưa đã đúc kết "đói ăn vụng, túng làm liều". Một số công nhân khi nổi lòng tham, do bị lôi kéo hoặc thấy các ông chủ sơ hở, đã nảy sinh tật xấu. Ăn cắp được một lần rất dễ có lần hai, lần... n, từ món đồ nhỏ như cuộn chỉ, sợ dây đồng vài nghìn đến điện thoại cả triệu đồng. Một người ăn cắp được thì cả nhóm ăn cắp theo, dần dà hình thành băng đảng tội phạm. Điều đó là một cảnh báo không thể xem thường.

Nhiều sinh viên nợ nần chồng chất vì dính vào đa cấp

Giấc mơ đổi đời trở thành cơn ác mộng

Gọi điện đến Đường dây nóng của chúng tôi, bạn N.T.N - sinh viên Trường Đại học (ĐH) Thương mại chia sẻ, cách đây không lâu, do có bạn thân làm trong công ty bán hàng đa cấp ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội rủ đến trụ sở để "tìm hiểu công việc", nên N đồng ý đi cùng. Đến nơi, N thấy có khá nhiều bạn sinh viên sinh năm 1996, 1997 cũng có mặt ở đó. Sau khoảng 5 phút, N được dẫn đến gặp một nhân viên được giới thiệu đã làm việc tại đây khá lâu. Trong khi tiếp xúc, nhân viên này hỏi H về hoàn cảnh gia đình, quê quán và xen kẽ trong câu chuyện là những lời giới thiệu về phương thức kinh doanh, những khoản lợi nhuận kếch xù mà người tham gia có thể đạt được trong thời gian ngắn.

Tiếp theo, N được dẫn sang bàn bên cạnh để nghe một nhân viên khác giới thiệu về dự án kinh doanh của công ty, các khóa đào tạo "giá trị con người". Sau đó, nhân viên này yêu cầu N đưa Chứng minh nhân dân để… tạo tài khoản và cho biết muốn trở thành thành viên chính thức của công ty, N phải nộp vào số tiền là 9,6 triệu đồng để "có động lực làm việc", đồng thời được nhận về một số thực phẩm chức năng, mỹ phẩm... Việc thu tiền hoàn toàn không có hóa đơn chứng từ. Hợp đồng này có giá trị trong 1 năm. Trong thời gian này, nếu muốn nhanh chóng thu hồi vốn và có lợi nhuận, N phải lôi kéo được càng đông người tham gia càng tốt.Xem thêm  Anh gai xinh                                                                     

Do không mang theo tiền nên N đã được nhân viên trong công ty nhiệt tình dẫn đến… chỗ quen biết vay "nóng" 5 triệu đồng với lãi suất 3.000 đồng/1 triệu đồng/ngày để nộp tiền đặt cọc. Nhưng do vẫn thiếu tiền nên N không được ký hợp đồng. Điều này tưởng rủi song lại hóa may vì N vẫn có quyền rời bỏ công ty đa cấp bất cứ lúc nào do hai bên chưa có ràng buộc. Song, số tiền 5 triệu đồng N đã nộp vào công ty coi như mất trắng.

Khi được hỏi về nguyên nhân chấm dứt công việc sớm khi còn chưa "mời" được khách hàng nào tham gia vào mạng lưới này, N tâm sự: "Để được chi trả hoa đồng, chỉ còn cách đi "lừa" người thân, bạn bè của mình. Điều này là vô cùng tàn nhẫn. Em thà chấp nhận đi làm thuê, nhịn ăn, nhịn mặc để có tiền trả nợ chứ không thể lôi kéo người thân lâm vào cảnh như mình. Hiện nay, có nhiều bạn sinh viên đã lún sâu vào đường dây đa cấp này, trong đó đa số là sinh viên nghèo, phải đi vay nợ. Họ muốn bỏ cũng không được vì chưa hết thời hạn hợp đồng, còn số tiền vay nợ ngày càng tăng do lãi mẹ đẻ lãi con, không biết đến khi nào mới thanh toán hết" - N ngậm ngùi.






Tỉnh táo trước những lời "đường mật"

Khi du nhập vào Việt Nam, bán hàng đa cấp , đã bị một số cá nhân, đơn vị biến tướng thành trò lừa đảo. Với chiêu thức "dùng người quen lôi kéo người quen", quy định về mức thu nhập tăng theo cấp số nhân và đưa ra những "ví dụ" điển hình được đổi đời từ đa cấp, một số công ty bán hàng đa cấp đã đánh trúng tâm lý hám lợi, muốn giàu nhanh của không ít người. Trong khi đó, việc tham gia mạng lưới kinh doanh đa cấp của mỗi cá nhân thực chất là đi thuyết phục, dụ dỗ, lôi kéo những người khác tham gia mua sản phẩm của công ty để ăn "hoa hồng". Nhiều người tham gia đều chưa có công ăn việc làm ổn định, thu nhập bấp bênh nên bị hoa mắt trước những món lợi do một số công ty đa cấp "vẽ" ra. Đến khi thức tỉnh, họ không còn cơ hội được hoàn trả tiền, phải chịu mất trắng khoản tiền đã nộp trước đó và lún sâu trong nợ nần.

Trước tình trạng này, thông qua mạng xã hội, một số trường đại học đã đăng thông tin cảnh báo tới sinh viên, nêu rõ một số hình thức bán hàng đa cấp được áp dụng phổ biến trong sinh viên hiện nay như: Tuyển nhân viên nạp tiền điện thoại; bán sản phẩm gia đình như dầu gội, sữa rửa mặt, kem đánh răng, nước rửa bát… Thông thường, khi mới đăng ký, mỗi sinh viên phải ký hợp đồng lao động và đặt cọc số tiền nhất định. Chỉ sau khi bán hàng đạt định mức, sinh viên mới được rút lại tiền đặt cọc hoặc vật thế chấp. Nếu đồng ý tham gia, sinh viên muốn dừng lại cũng không dễ.
Theo Luật sư Lê Hồng Vân, Đoàn Luật sư Hà Nội, nhiều công ty bán hàng đa cấp lừa đảo đã bị phát hiện và xử lý nghiêm. Để tránh gặp rủi ro, mỗi sinh viên cần tỉnh táo trước những lời mời gọi, tránh vừa thiệt hại về kinh tế, vừa ảnh hưởng đến học tập. Bên cạnh đó, khi nộp tiền, ký hợp đồng, mỗi cá nhân cần yêu cầu trả hóa đơn, hợp đồng có đóng dấu đỏ và nếu phát hiện thấy dấu hiệu bất thường từ các mạng lưới bán hàng đa cấp, phải nhanh chóng tới các cơ quan chức năng trình báo để có biện pháp xử lý kịp thời.

Cách nhận biết tiền 500 nghìn giả

Những tờ tiền giả này đều được làm rất tinh xảo, giống y hệt như tiền thật và nhiều trường hợp máy soi tiền giả cũng khó có thể phát hiện được.
Vì vậy mà nhiều người đã phải "ôm hận" khi tá hỏa phát hiện ra trong ví mình đang có những tờ tiền giả mà tiêu không được, để lại cũng không xong.
1
Tiền giả ngày càng được làm tinh xảo nên rất khó bị phát hiện
Tuy nhiên, trên thực tế, dù bằng kỹ thuật tinh vi đến mức nào thì những tờ tiền giả vẫn có những sự khác biệt rõ nét so với những tờ tiền thật, đặc biệt là ở những đặc điểm bảo an, màu sắc, chất liệu...

Và chỉ cần cẩn thận chú ý và quan sát bằng mắt thường, người tiêu dùng vẫn có thể nhận biết tiền giả trong quá trình giao dịch, mua bán hàng ngày, chỉ với 5 đặc điểm sau đây.
Xem thêm  Du bao thoi tiet ha noi                                                  
Chất liệu tờ tiền
Tiền thật: Những tờ tiền thật được làm từ chất liệu polymer nên dai, dùng tay thường không xé được, mỏng và nhẹ. Khi sờ bề mặt tờ tiền thấy có độ nhám, vò tờ tiền thấy không rõ nếp nhăn, gấp, nhanh chóng đàn hồi về trạng thái ban đầu.
2
Khi vò tờ tiền giả sẽ thấy những nếp nhăn gấp hằn rất rõ.
Tiền giả: Giòn hơn và dày hơn so với tiền thật, chỉ cần mạnh tay một chút cũng có thể rách được. Tiền giả có bề mặt bóng, trơn, khi vò tờ tiền sẽ thấy những nếp nhăn gấp hằn rất rõ.
Hình bóng chìm Bác Hồ
Tiền thật: Khi đặt tờ tiền trước một nguồn sáng và quan sát sẽ thấy hình bóng chìm chân dung của Bác được làm một cách tinh xảo, sắc nét, nhìn được ở cả hai mặt của tờ tiền.
Hình ảnh Bác hiện lên rõ nét mà có thể nhìn thấy cả sợi tóc bạc và râu của Bác, với ánh mắt đang nhìn về phía mình Viền xung quanh chân dung Bác cũng có màu sáng hơn màu nền xung quanh.
3
Hình bóng chìm chân dung Bác Hồ trên tờ tiền thật (mệnh giá từ 20.000 - 500.000 đồng)
Tiền giả: Làm tương tự sẽ thấy chân dung Bác không có sự sắc nét, tỉ mỉ, không thể nhìn thấy sợi tóc hay râu của Bác. Khuôn mặt của Bác cười trông cứng, không thật.
Tờ tiền giả đường nét in cũng không được sắc sảo, hơi mờ. Có những loại tiền giả còn không có hình bóng chìm hoặc chỉ là hình mô phỏng thô sơ chân dung của Bác.
Theo Anh gaixinh                                                                         
Tiền thật: Trên tờ tiền, các chi tiết in nổi như chữ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, chữ số và mệnh giá tiền, Quốc huy, hình ảnh Bác…khi vuốt tay lên sẽ thấy có độ nhám ráp.
Tiền giả: Khi vuốt tay lên những điểm này thấy trơn láng, bóng, không có độ nhám.
4
Các chi tiết đổi màu (OVI)
Tiền thật: Khi chao nghiêng tờ tiền, những chi tiết đổi màu OVI sẽ hiệu ứng chuyển từ màu vàng sang màu xanh lá cây.
Cụ thể khi nhìn thẳng vào các chi tiết này sẽ thấy có màu vàng ánh, còn khi nghiêng tờ tiền sẽ thấy yếu tố này chuyển thành màu xanh lá. Mỗi mệnh giá tiền sẽ có vị trí in yếu tố đổi màu khác nhau.
Các chi tiết đổi màu OVI của tờ tiền giả (phía trên) không có hiệu ứng đổi màu rõ rệt như ở tờ tiền thật (phía dưới)
Tiền giả: Các chi tiết đổi màu OVI không có hiệu ứng đổi màu rõ rệt mà chủ yếu chỉ có một màu, chi tiết được in không sắc nét, màu dại.
Chi tiết Iriodin
Tiền thật: Chi tiết Iriodin là dãy vàng óng in dọc tờ tiền, khi nhìn nghiêng có màu vàng ánh và mệnh giá tiền ẩn ở phía dưới.
5
Tiền thật (phía dưới) có chi tiết Iriodin, trong khi tiền giả (phía trên) không có
Tiền giả: Không có chi tiết này, nếu có thì chỉ là dãy vàng màu nhạt gần như là không thấy hoặc là màu ánh vàng trông đậm và giả hơn.
Các cửa số lớn và nhỏ
Tiền thật: Trên cửa sổ lớn có hình dập nổi mệnh giá tiền tinh xảo, sắc nét. Đưa tờ tiền lên hướng vào nguồn ánh sáng đỏ (lửa, đèn sợi đốt) và nhìn qua cửa sổ lớn sẽ thấy hình phát quang là những hoa văn có ánh màu gần giống cầu vồng, còn ở cửa sổ nhỏ sẽ hiện lên hình ẩn (DOE).
6
Chi tiết ở cửa sổ lớn của tiền thật sắc nét và tinh xảo hơn so với của tờ tiền giả
Tiền giả: Làm tương tự sẽ không thấy hình phát quang mà chỉ thấy màu trong đục, không có cụm số mệnh giá dập nổi trên cửa sổ lớn hoặc chỉ là các nét thô, trong cửa sổ nhỏ không có hình ẩn.
Mực không màu phát quang
Tiền thật: Khi được soi dưới đèn cực tím sẽ thấy mực không màu phát quang. Đồng thời chi tiết 2 dãy số seri luôn phải giống nhau, nhìn mắt thường có màu đỏ và đen nhưng khi qua đèn cực tím cũng sẽ đổi màu.
Tiền giả: Làm tương tự không quan sát được những hiện tượng trên.
Những đặc điểm nhận biết tiền giả - tiền thật trên các loại tiền có mệnh giá lớn:
7
Tiền mệnh giá 500.000 đồng
8
Tiền mệnh giá 200.000 đồng
9
Tiền mệnh giá 100.000 đồng

Bắt giam ông chủ "Học làm giàu" và hạt "mắc-ca tỷ đô"



Trao đổi với PV chiều 13/1, Đại tá Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC 46) Công an TP Hà Nội cho biết, khoảng 3 tháng trước, đơn vị này đã tiến hành bắt giữ Phạm Thanh Hải (SN 1966), Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Thương mại đầu tư và Phát triển công nghệ Quốc tế (Công ty IDT) để điều tra về hai hành vi "Kinh doanh trái phép" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Ông Hải là chủ dự án "Học làm giàu" và dự án "Mắc-ca tỷ đô" ở Điện Biên từng gây ồn ào dư luận thời gian qua. Ngay sau khi ông Hải bị bắt, nhiều bị hại là các nhà đầu tư từng góp vốn vào các dự án do Hải làm chủ đã vô cùng hoang mang khi số tiền đầu tư hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng có nguy cơ mất trắng.

Kêu gọi đầu tư với lãi suất siêu khủng






Gửi đơn tố cáo hành vi chiếm đoạt tài sản của Công ty IDT đến Báo Giao thông, bà N.T.K (ở Thanh Chương, Nghệ An) nêu rõ: "Qua anh Bùi Vinh Châu và chị Đinh Thị Vân Anh là nhà môi giới đầu tư của Công ty IDT International có trụ sở tại tầng 20 tòa nhà CharmVit (117 Trần Duy Hưng, Hà Nội), bà K. đã góp vốn đầu tư vào Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Maccadmia Quốc tế (IDMA - nổi đình đám với dự án hạt Mắc-ca).
Phạm Thanh Hải thuyết trình Làm giàu khó hay dễ?

Theo đó, bà K. đã ký 3 hợp đồng ủy thác đầu tư. Nay cả 3 hợp đồng đó đều đã quá hạn, gia đình bà K. đã nhiều lần liên lạc để lấy tiền theo như cam kết, nhưng phía Công ty IDT International đã không chịu chi trả đúng hạn và có dấu hiệu chiếm đoạt số tiền trên.

Điều đáng chú ý, trong 3 hợp đồng bà K. đề cập không hề có chữ ký của bà K. Hợp đồng thứ nhất không có chữ ký của bên ủy thác. Hai hợp đồng còn lại, bên ủy thác được ông Bùi Vinh Châu ký. Tổng giá trị của một hợp đồng góp vốn đầu tư và 2 hợp đồng ủy thác đầu tư với ông Phạm Thanh Hải là 685 triệu đồng.

Công ty IDT được thành lập ngày 13/3/2007 với các lĩnh vực chủ yếu là đào tạo, công nghệ, bất động sản và một số lĩnh vực khác. Công ty này công bố một số dự án đầu tư trên website như: Học làm giàu, Đại học Thành Tây, Macadamia Điện Biên…

Trước đó, Công ty IDT thường xuyên tổ chức các khóa học làm giàu, qua đó mời gọi đầu tư với lãi suất siêu khủng từ 30-60%/năm, có nghĩa là nếu nhà đầu tư ủy thác vốn khoảng 1 tỷ đồng thì 1 năm sau sẽ nhận được 1,6 tỷ đồng.

Nội dung một hợp đồng lập ngày 20/2/2015 cho thấy, bên nhận ủy thác (ông Phạm Thanh Hải - PV) có toàn quyền sử dụng số tiền 405 triệu đồng của bên ủy thác (bà K. - PV) để góp vốn đầu tư vào Công ty IDMA. Ngày 20/8/2015, ông Hải có trách nhiệm thanh toán cho bà K. một phần tiền góp vốn là 105 triệu (số tiền này đã được thanh toán). Đến ngày 20/11/2015, ông Hải có trách nhiệm thanh toán nốt số tiền 300 triệu cho bà K.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, bà K. vẫn chưa nhận được số tiền 300 triệu đồng này. Ngoài ra, với 2 hợp đồng khác ký với ông Hải, bà K. cũng chỉ nhận được tiền thanh toán một phần hợp đồng. Hiện, thời gian chi trả toàn bộ tiền ủy thác đã qua lâu, nhưng ông Phạm Thanh Hải không thanh toán như đã giao ước.

PV đã trao đổi với hai "nhà môi giới đầu tư" là ông Bùi Vinh Châu và bà Đinh Thị Vân Anh, tuy nhiên, cả hai người này đều cho rằng, mình không có trách nhiệm trong các hợp đồng này, trách nhiệm hoàn toàn là của ông Phạm Thanh Hải. Nhưng ông Châu và bà Vân Anh lại không phủ nhận chữ ký của mình trong hợp đồng ủy thác của bà K.

Nhà đầu tư hoang mang

Ngay khi xuất hiện những khuất tất tại Công ty IDT, ông Phạm Thanh Hải bỗng dưng "biến mất" khiến nhiều nhà đầu tư lo sốt vó. Liên lạc đến số điện thoại của ông Hải, số máy luôn trong tình trạng không liên lạc được. Về phía gia đình ông Hải khi đó, bà Lê Hải Yến (vợ ông Hải) cho hay, ông Hải đã bị CQĐT bắt giữ và sự việc đang trong quá trình điều tra.
Phạm Thanh Hải giải đáp thắc mắc của nhà đầu tư

Nhằm xác minh nhiều khuất tất liên quan đến hoạt động của công ty này, trong vai một nhà đầu tư được bạn bè giới thiệu, PV đã tìm đến Công ty IDT. Tại đây, PV gặp một người tên Ngọc, xưng là nhân viên của Công ty IDT. Tuy nhiên, khi được hỏi, bà Ngọc cho biết, hiện Công ty IDT đang dừng việc đầu tư do có một số vấn đề trong giai đoạn này. Khi PV hỏi về cách thức góp vốn đầu tư, bà Ngọc nói với PV về hỏi lại bạn, còn mình bận đi gặp những người đã đầu tư.

Tại trụ sở Công ty IDT, PV ghi nhận có rất nhiều nhà đầu tư đang chờ đợi ở đây trong tâm trạng thấp thỏm, lo âu. Một số nhà đầu tư cho biết, tuần nào họ cũng tìm lên công ty vài lần để nghe ngóng thông tin, nhưng dường như lần nào cũng ra về mà không có bất cứ thông tin gì. Bà N., một nhà đầu tư có mặt tại đây cho biết, bà đã đầu tư hàng trăm triệu vào dự án của ông Phạm Thanh Hải, nhưng khi thấy có vấn đề, bà N. đòi rút hết vốn thì nhân viên Công ty IDT khất lần với lý do giữ lại để đầu tư tiếp. Theo bà N., công ty này đã dừng các hoạt động góp vốn khoảng 2 tháng nay, và không quên khuyên PV "tốt nhất đừng đầu tư vì rủi ro cao lắm".

Nhiều nhà đầu tư cho biết, đã bỏ tiền tỷ vào Công ty IDT và hiện đang hoang mang, lo không đòi được vốn về. Thậm chí, nhiều người chỉ mong lấy được số vốn đã đầu tư chứ không mong gì đến lợi nhuận.

Các nhà đầu tư đã được cho "ăn bánh vẽ" thế nào?

Để tạo lòng tin với các chủ đầu tư, trên trang web của công ty do ông Hải làm chủ, ông này được giới thiệu là tốt nghiệp đại học và bảo vệ thành công luận án tiến sỹ tại trường Đại học Tổng hợp Belarus (Minsk, Liên Xô cũ) năm 1994. Vị Chủ tịch HĐQT này cũng được "tuyên dương" có bề dày nhiều năm kinh nghiệm hoạt động và làm việc tại Trung tâm Thông tin Khoa học Kỹ thuật Quốc tế (Moscow, Liên bang Nga) và Tập đoàn MASAN (Nga). Không những thế, ông Hải còn tự xưng là một trong những thành viên sáng lập, Ủy viên HĐQT của Tập đoàn MASAN.
Làm giàu không khó?

Liên quan đến dự án "Mắc-ca tỷ đô" của Công ty IDT – một dự án khiến nhiều nhà đầu tư "sập bẫy", trước đó đã có không ít lời quảng cáo có "cánh" dành cho loại cây này, đặc biệt, có thông tin còn khẳng định: "1 ha mắc-ca giá trị lợi nhuận tới 2.000 - 3.000 USD. Nếu xét về giá trị kinh tế, không có loại cây nào đủ sức cạnh tranh với mắc-ca. Vì vậy, cây mắc-ca xứng đáng là sự lựa chọn cây trồng xóa đói giảm nghèo".Theo Anh gai xinh                                                                           

Nắm bắt được tâm lý nhiều người muốn đầu tư vào loại cây có giá trị cao này, Công ty IDT đã nghiên cứu và sau một thời gian triển khai sản xuất, tháng 6/2014 chính thức giới thiệu ra thị trường 4 sản phẩm nhân mắc-ca cao cấp. Ông Phạm Thanh Hải khi đó còn cho biết, do hạt mắc-ca thu hoạch trong nước không đáng kể nên các sản phẩm của IDT đều được chế biến chủ yếu từ hạt mắc-ca nhập khẩu của Australia. Do vậy, ngoài việc phát triển các sản phẩm chế biến từ nhân mắc-ca, IDT cũng đang triển khai dự án trồng gần 4.000 ha giống cây này tại Điện Biên.

Tuy nhiên, khi PV liên hệ với ông Trần Công Nhì, Giám đốc Công ty Cổ phần Macadamia tỉnh Điện Biên thì vị này nói có biết ông Phạm Thanh Hải nhưng IDT không hề có liên quan gì với công ty này(?!). Như vậy, câu hỏi đặt ra là Công ty IDT huy động vốn nhiều tỷ đồng từ các nhà đầu tư và trồng 4.000 ha mắc-ca ở đâu?

Mặc dù chưa xác minh được "dự án tỷ đô" của Công ty IDT như thế nào, nhưng đến tháng 4/2015, Bộ NN-PTNT đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, khẳng định chưa đủ căn cứ khoa học để phê duyệt quy hoạch cây mắc-ca. Cũng theo công văn này, quy trình nhân giống, chăm sóc và công nghệ chế biến mắc-ca đang trong giai đoạn hoàn thiện. Điều đó chứng tỏ, việc Công ty IDT huy động vốn nhiều tỷ đồng từ các nhà đầu tư để trồng 4.000 ha mắc-ca là hoàn toàn không có cơ sở.

Theo thông tin mới nhất từ Phòng PC46, đơn vị này đang trực tiếp thụ lý hồ sơ vụ việc và đang trong quá trình điều tra. Phòng PC 46 cũng đã nhận được nhiều đơn tố cáo về các hành vi sai phạm của công ty và hiện đang xác minh, làm rõ.

Từng chạy án bất thành

Đầu tháng 11/2015, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Tô Văn Tập (43 tuổi, trú khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, quận Thanh Xuân) là Giám đốc Công ty CP Đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu Phú Triệu về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Bị hại trong vụ án là chị Phạm Minh N. và Lê Thị Hải Yến là em gái và vợ của Phạm Thanh Hải - đối tượng đã bị khởi tố, bắt giam về tội "Kinh doanh trái phép" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" trước đó.

Theo điều tra, tháng 9/2015, vì lo lắng cho Hải nên N. và Yến đến gặp Tập để nhờ giúp đỡ. Lúc này, Tập mạo danh là con một lãnh đạo cao cấp có khả năng xin tại ngoại cho Phạm Thanh Hải. Tập yêu cầu bị hại phải mua chiếc điện thoại Vertu trị giá gần 700 triệu đồng để làm quà biếu và 300.000 USD để xin tại ngoại cho Hải.Theo Du baothoi tiet ha noi                                                        
Sau đó, Tập tiếp tục gợi ý cho hai bị hại mua thêm các món quà biếu trị giá hàng trăm triệu đồng đưa cho Tập lo việc. Ngày 6/11, tại khu vực Cung Văn hóa Hữu Nghị, khi Tập đang nhận số tiền 600 triệu đồng từ chị N. thì bị bắt quả tang.

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016

Giải cứu "mỹ nhân" bị khống chế, ép làm vợ



Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) vừa ra lệnh bắt khẩn cấp, tạm giữ hình sự Trần Văn Dũng và đàn em để làm rõ về hành vi Bắt giữ người trái pháp luật và Chống người thi hành công vụ.

Khoảng 14h ngày 8/1, Công an quận Nam Từ Liêm nhận được tin người cầm đầu ổ nhóm lưu manh côn đồ Trần Văn Dũng (40 tuổi, có 2 tên gọi khác là Tư Quỳ và Tư Lăng, hiện trú tại Phùng Khoang, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm), đang giam giữ chị Nguyễn Hoài Thu 3 ngày không cho ăn uống, không được liên lạc với gia đình và chị Thu hiện đang có thai. Theo Phap luat xa hoi                         

Lực lượng Đội cảnh sát hình sự Công an quận Nam Từ Liêm và Công an phường Trung Văn đã nhanh chóng triển khai lực lượng áp sát căn nhà trên để giải cứu chị Thu.


Sau nhiều giờ kiên trì vận động, yêu cầu mở cửa nhưng Dũng vẫn cố thủ bên trong nhà, buộc lực lượng công an phải phá khóa và phát hiện trong nhà Dũng đang có 6 người là đàn em của Dũng ngồi ở tầng 1 của ngôi nhà; đồng thời nghe thấy tiếng kêu của chị Thu vọng xuống từ tầng 2 của ngôi nhà.
Trần Văn Dũng và số vũ khí, hung khí nóng bị cơ quan Công an thu giữ.

Khi lực lượng công an lên tầng 2, cũng là lúc một chiếc xe cấp cứu xuất hiện. Trần Văn Dũng sau đó bế chị Thu ra xe cấp cứu, lấy lý do đưa nạn nhân đi bệnh viện.

Sau khi cùng Dũng đưa chị Thu đi cấp cứu, lực lượng công an đã "ốp" anh ta quay trở lại hiện trường để xác minh làm rõ vụ việc bắt giữ chị Thu trái phép theo tố cáo của gia đình bị hại. Tuy nhiên, Dũng đã bất hợp tác, đồng thời gọi thêm khoảng 10 người khác đến gây rối, hô hoán đánh lại lực lượng đang thi hành nhiệm vụ nhằm tẩu tán số vũ khí nóng đang giấu trong nhà gồm: dao phóng lợn, súng, bình xịt hơi cay, bom xăng…

Công an quận Nam Từ Liêm đã huy động lực lượng, nhanh chóng khống chế Dũng, thu giữ toàn bộ số súng đạn, hung khí nóng nói trên để đưa về trụ sở để đấu tranh làm rõ.

Trước đây, Dũng từng có tiền án về tội giết người, năm 1993 bị TAND Hà Nội tuyên 17 năm tù Ra tù năm 2009, Dũng trở về địa phường tụ tập đàn em kiếm sống bằng nghề cho vay nặng lãi.

Dù đã có vợ con nhưng Dũng đã chiêu mộ dân anh chị ở khắp nơi về dưới "trướng". Hắn kiếm tiền từ việc cho vay nặng lãi, Thu chính là người tình của Dũng.

Cách đây vài năm, trong một lần từ Mỹ Đức về Hà Nội chơi, Thu đã tình cờ quen biết với 1 đàn em và được người này đưa về "ra mắt" Dũng. Với vẻ ngoài xinh đẹp, Dũng đã bị Thu hớp hồn và đem lòng yêu.

Sau một thời gian sống chung, Thu mới hiểu được bản chất tàn nhẫn, lưu manh, và tính cách cục cằn của Dũng. Những khi không vừa ý với Thu điều gì là Dũng lại sai đàn em trói chị vào cột, dùng dây điện đánh vào người dù chị đang mang thai.

Nhiều lần chứng kiến sự tàn ác của Dũng khi đối xử với các con nợ vay nặng lãi, Thu bắt đầu hiểu bản chất của Dũng và sợ hãi, tìm cách bỏ trốn khỏi nhà. Tuy nhiên, với mạng lưới camera dày đặc, Thu dễ dàng bị phát hiện, bắt lại.

Theo lời mẹ chị Thu, nhiều năm qua, con gái bà chỉ về nhà được vài ngày là lại bị một nhóm đi xe ôtô đến đưa đi. Gần đây nhất, vào dịp Tết Dương lịch vừa rồi, khi bà đi vắng, một nhóm 6 người đã về tận nơi gia đình ở, đập phá nhà bà và nhà một số hàng xóm xung quanh, hòng đe dọa bắt ép Thu phải quay về với tiếp tục chung sống với Dũng.

Chiều 7/1, một lần nữa khi Thu đang định bỏ trốn, nhưng vừa ra đến cửa đã bị đàn em của Dũng phát hiện, bắt giữ lại. Sau đó, chị Thu đã tìm cách báo tin cho gia đình, nhờ trình báo cơ quan công an tới giải cứu.

Theo các trinh sát tham gia vụ giải cứu, trên đoạn đường dài khoảng 150 m từ đầu ngõ đến cửa nhà Dũng được lắp camera giám sát hằng ngày. Kiểm tra bên trong nhà Dũng, cơ quan công an đã thu giữ giấy tờ vay nợ của rất nhiều người, trong đó quy định lãi suất "cắt cổ".

Theo cán bộ cơ sở, đây là ổ nhóm lưu manh chuyên nghiệp, thường xuyên tụ tập để chơi ma túy đá. Ngoài nghề cho vay nặng lãi, Dũng còn thường xuyên tụ tập đàn em gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích với nhiều người để ép trả nợ. Tuy nhiên, do sợ Dũng nên tại khu vực này không một người dân nào dám đi trình báo, tố cáo hành vi của bọn chúng. Theo Tin thế giới